Hướng dẫn cách lắp quạt thông gió nhà xưởng đơn giản, chính xác

Lắp quạt thông gió nhà xưởng là hoạt động kỹ thuật chuyên môn nhằm thiết kế, bố trí và gắn lắp hệ thống quạt thông gió vào các khu vực sản xuất, nhà kho, xưởng sản xuất. Lắp quạt thông gió nhà xưởng sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, quy trình lắp đặt đòi hỏi tính toán chính xác về lưu lượng gió, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về cách lựa chọn quạt phù hợp, phương pháp tính toán lưu lượng gió và số lượng quạt cần thiết, cũng như quy trình lắp đặt chuẩn. Hãy cùng Quạt điện Việt Nam theo dõi để thực hiện đúng và hiệu quả ngay từ đầu.

Hướng dẫn lắp quạt thông gió nhà xưởng

1. Lợi ích của việc lắp quạt thông gió nhà xưởng

Lắp đặt hệ thống quạt thông gió nhà xưởng mang lại 3 lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp sản xuất. 

  • Hệ thống quạt thông gió tạo môi trường làm việc trong lành bằng cách loại bỏ bụi bẩn, khí độc và mùi hôi, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động.
  • Giúp giảm tình trạng ngột ngạt, tăng năng suất làm việc đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm đặc trưng của Việt Nam
  • Bảo vệ máy móc thiết bị khỏi hư hỏng do độ ẩm cao, từ đó duy trì hiệu suất hoạt động, tối ưu và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Quạt thông gió nhà xưởng giúp môi trường làm việc trong lành

2. Các tiêu chí lựa chọn quạt thông gió nhà xưởng phù hợp

Khi lựa chọn và lắp quạt thông gió nhà xưởng, khách hàng cần cân nhắc 7 tiêu chí quan trọng sau đây để đảm bảo hiệu quả vận hành và phù hợp với nhu cầu thực tế:

  • Phù hợp không gian và vị trí: Quạt thông gió phải có kích thước và công suất tương thích với diện tích nhà xưởng, chiều cao trần và vị trí lắp đặt. Giúp tối ưu hiệu quả thông gió và tránh lãng phí khi sử dụng nhiều quạt không cần thiết.
  • Hiệu năng làm mát: Lưu lượng gió của quạt và áp suất tĩnh phải đáp ứng nhu cầu làm mát, thông gió của không gian sản xuất. Lựa chọn quạt thông gió phù hợp giúp duy trì nhiệt độ ổn định, tạo môi trường làm việc thoải mái, đồng thời bảo vệ máy móc, thiết bị không bị quá nhiệt.
  • Chi phí đầu tư:  Việc cân nhắc tổng chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm ngân sách, duy trì hoạt động ổn định mà không cần thay thế quạt thông gió thường xuyên.
  • Tính chất ngành nghề: Lựa chọn quạt phù hợp với đặc thù sản xuất như môi trường nhiều bụi, hơi hóa chất hay yêu cầu chống cháy nổ. Điều này giúp bảo vệ an toàn cho công nhân, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động.
  • Độ ồn và độ bền: Quạt cần vận hành êm ái, độ ồn nằm trong giới hạn cho phép để duy trì môi trường làm việc thoải mái. Đồng thời đảm bảo hoạt động bền bỉ để giảm thiểu hư hỏng và hoạt động tốt ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt.
  • Khả năng bảo trì: Cần lựa chọn những loại quạt thông gió dễ dàng thay thế linh kiện, bảo dưỡng và sửa chữa giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Hiệu suất năng lượng: Sử dụng quạt tích hợp động cơ hiệu suất cao, công nghệ tiên tiến sẽ giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ điện, góp phần bảo vệ môi trường và tối ưu hóa chi phí vận hành.

Quạt thông gió nhà xưởng lắp đặt phù hợp không gian và vị trí 

3. Cách tính toán lưu lượng gió và số lượng quạt cho nhà xưởng

Việc tính toán lưu lượng gió và số lượng quạt cần thiết là bước quan trọng trước khi lắp quạt thông gió nhà xưởng. Điều này giúp đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động hiệu quả, tối ưu chi phí và thời gian thi công.

Cách tính lưu lượng gió

Lưu lượng gió cần thiết được tính dựa trên thể tích không gian và số lần trao đổi không khí. Vì vậy, tùy thuộc vào diện tích và không gian, nhu cầu lưu lượng gió sẽ thay đổi theo công thức:

Tg = X*T (m3)

Trong đó:

  • Tg: Tổng lưu lượng gió cần dùng (m³/h)
  • X: Số lần trao đổi không khí/giờ (Nếu nơi công cộng, đông đúc thì X dao động từ 30 – 40 lần/giờ; nếu trong Nhà Xưởng sản xuất có thiết bị phát nhiệt độ thì X dao động từ X = 40 đến 60 lần/giờ)
  • T: Thể tích không gian (m³) (Trong đó: T = dài * rộng * cao)

Ví dụ: Nhà xưởng có kích thước 50x20x10m, số lần thay đổi không khí X = 60 lần/giờ.

Vậy tổng lưu lượng không khí cần dùng (Tg): 40*(50*20*10)= 400.000 (m3)

Cách tính số lượng quạt

Số lượng quạt được tính bằng cách chia tổng lưu lượng gió cần thiết cho lưu lượng của một quạt: Công thức tính như sau:

n = Tg/q

Trong đó:

  • n: Số lượng quạt cần lắp
  • Tg: Tổng lưu lượng gió cần dùng (m³/h)
  • q: Lưu lượng của một quạt (m³/h)

Tiếp tục ví dụ trên, giả sử lưu lượng gió của quạt là 44.500m3/h.

Vậy số lượng quạt cần thiết cho nhà xưởng có kích thưởng 50x20x10m (n): 400.000/44.500 = 8.9

Kết luận: Số quạt cần dùng cho nhà xưởng có kích thưởng 50x20x10m là 9 chiếc.

Như vậy, để có thể tính toán chính xác lượng quạt mà khách hàng thật sự cần để lắp đặt, khách hàng có thể áp dụng hai công thức được cung cấp phía trên. Lưu ý, trong quá trình tính toán và thực tế có thể sẽ xảy ra sai số.

4. Quy trình lắp đặt quạt thông gió nhà xưởng

Quy trình lắp quạt thông gió nhà xưởng được tiến hành gồm 5 bước, đảm bảo an toàn, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.  Sơ đồ lắp đặt quạt thông gió

Sơ đồ lắp đặt quạt thông gió

Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt quạt thông gió nhà xưởng

  • Khảo sát kỹ không gian nhà xưởng để chọn vị trí tối ưu
  • Đánh dấu các điểm lắp đặt dựa trên bản vẽ thiết kế
  • Kiểm tra kết cấu tường/mái để đảm bảo khả năng chịu lực
  • Tránh các vị trí có vật cản hoặc ảnh hưởng đến luồng gió

Bước 2: Chuẩn bị quạt thông gió và vật liệu

  • Kiểm tra tình trạng quạt và các phụ kiện đi kèm
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lắp đặt: khoan, vít, bu lông, dây điện
  • Chuẩn bị khung đỡ và vật liệu cố định phù hợp
  • Đảm bảo nguồn điện đáp ứng yêu cầu vận hành

Bước 3: Tạo lỗ và khung cố định

  • Đánh dấu vị trí và kích thước lỗ theo template
  • Khoan/cắt lỗ trên tường/mái theo kích thước đã định
  • Lắp đặt khung đỡ và gia cố chắc chắn
  • Xử lý chống thấm cho các lỗ khoan

Bước 4: Lắp đặt quạt vào khung

  • Định vị quạt vào khung đỡ theo hướng gió chính xác
  • Siết chặt các bu lông, điều chỉnh góc nghiêng phù hợp
  • Kiểm tra độ cân bằng và ổn định của quạt
  • Lắp các phụ kiện bảo vệ như lưới chắn, nắp che

Bước 5: Kết nối điện và kiểm tra

  • Đấu nối hệ thống dây điện theo sơ đồ
  • Lắp đặt công tắc điều khiển ở vị trí thuận tiện
  • Kiểm tra hoạt động của quạt và điều chỉnh nếu cần
  • Chạy thử nghiệm để đảm bảo an toàn

5. Lưu ý khi lắp quạt thông gió nhà xưởng

Cần lưu ý 5 yếu tố quan trọng sau khi lắp quạt thông gió nhà xưởng để đảm bảo mang lại hiệu quả vận hành tốt nhất và tăng tuổi thọ cho quạt thông gió.

  • Tính toán khoảng cách giữa các quạt: Các quạt cần được lắp đặt cách nhau khoảng 6-8m. Khoảng cách này giúp tránh việc luồng gió từ các quạt ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời duy trì sự lưu thông không khí đều đặn trong nhà xưởng.
  • Chiều cao lắp đặt: Quạt nên được lắp ở độ cao từ 2.5-3m so với mặt sàn. Đây là độ cao lý tưởng để luồng gió phân phối đều khắp không gian làm việc, vừa đảm bảo hiệu quả làm mát vừa tránh gây cản trở hoặc nguy hiểm cho người lao động.
  • Hướng gió: Khi lắp đặt quạt, nên bố trí theo hướng gió tự nhiên. Điều này không chỉ tăng cường hiệu quả thông gió mà còn giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ đáng kể trong quá trình vận hành quạt.
  • Bảo vệ chống mưa: Đối với các quạt gắn trên mái, cần lắp thêm mái che hoặc nắp chống mưa. Giải pháp này giúp bảo vệ quạt khỏi tác động của thời tiết, từ đó kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm thiểu chi phí bảo trì.
  • Bảo trì định kỳ: Các quạt cần được lắp đặt ở vị trí dễ dàng tiếp cận để thuận tiện cho việc vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ. Điều này giúp đảm bảo quạt luôn vận hành ổn định và duy trì hiệu quả trong thời gian dài.

Quạt thông gió được bảo vệ bởi mái che

6. Nên lựa chọn đơn vị thi công lắp quạt thông gió nhà xưởng như thế nào?

Lựa chọn đơn vị thi công lắp quạt thông gió nhà xưởng cần đáp ứng được 5 tiêu chí bao gồm: Kinh nghiệm; Đảm bảo đầy đủ giấy tờ; Tư vấn thiết kế và giải pháp phù hợp; Chế độ bảo hành; Giá cả hợp lý. Với những dự án phức tạp hoặc quy mô lớn, việc lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn.

  • Kinh nghiệm và uy tín trong ngành: Chọn đơn vị có nhiều năm hoạt động, đã thực hiện thành công nhiều dự án tương tự để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng thi công.
  • Đảm bảo đầy đủ giấy tờ pháp lý và chứng nhận: Đơn vị cần có giấy phép kinh doanh, chứng nhận năng lực, và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan, đảm bảo đáp ứng quy định pháp luật và an toàn lao động.
  • Tư vấn thiết kế và giải pháp phù hợp: Cung cấp giải pháp tối ưu cho từng không gian nhà xưởng, từ việc chọn loại quạt, công suất, đến vị trí lắp đặt. Từ đó, đảm bảo hiệu quả thông gió cao nhất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
  • Chế độ bảo hành và bảo trì lâu dài: Đơn vị uy tín sẽ cung cấp dịch vụ bảo hành minh bạch, hỗ trợ sửa chữa và bảo trì định kỳ để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định.
  • Giá cả hợp lý và minh bạch: Bảng giá phải rõ ràng, không phát sinh chi phí bất hợp lý, giúp tối ưu hóa ngân sách của doanh nghiệp.

Nhà xưởng với hệ thống quạt thông gió vận hành hiệu quả và bố trí hợp lý

Bài viết đã cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình lắp quạt thông gió nhà xưởng, từ khâu tính toán, lựa chọn thiết bị đến các bước thực hiện và những lưu ý quan trọng. Việc tuân thủ đúng quy trình sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, an toàn và bền bỉ.

Quạt Điện Việt Nam là nhà sản xuất hàng đầu về các loại quạt công nghiệp tại Việt Nam đặc biệt là các loại quạt thông gió nhà xưởng. Quạt Điện Việt Nam luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn và lắp quạt thông gió nhà xưởng phù hợp nhất cho nhà xưởng, doan nghiệp của mình.

CÔNG TY TNHH ĐTTM DV HƯNG ĐỨC PHÁT

  • Nhà máy sản xuất: 33 Đường Số 10, Phường 11, Quận 06, Tp HCM
  • Nhà máy sản xuất: Ngõ 21, Thôn Hạ, Xã Cự Khê, Huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội
  • Hotline: 024.66.507.256 – 0936.488.457
  • Email: lienhe@hungducphat.com

Các tin liên quan